AFF Cup là gì? Khám phá giải bóng đá hàng đầu khu vực Đông Nam Á

AFF Cup là gì? Câu hỏi này tưởng chừng như đơn giản nhưng nếu mới tìm hiểu về bóng đá Đông Nam Á, có lẽ không phải ai cũng trả lời chính xác. Được tổ chức lần đầu vào năm 1996, cho đến nay AFF Cup vẫn là một trong những giải đấu bóng đá danh giá nhất đối với Việt Nam và 10 nước thuộc Hiệp hội ASEAN

Giới thiệu về AFF Cup là gì?

Để trả lời câu hỏi AFF Cup là gì, trước tiên bạn cần tìm hiểu về lịch sử hình thành, giai đoạn phát triển và tên gọi của AFF Cup theo từng thời kỳ. 

Lịch sử hình thành và phát triển của AFF Cup

AFF Cup hay còn được biết đến với tên gọi đầy đủ khá dài là ASEAN Football Federation Championship. Đây là giải giao hữu bóng đá của 10 đội tuyển quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á. 

Ảnh 1: AFF Cup là gì? 
AFF Cup là gì?

Giải đấu này lần đầu được tổ chức tại quốc đảo Singapore, vào năm 1996 sự tham gia của 10 đội tuyển quốc gia, trong đó có cả Việt Nam. Kể từ đó đến nay, AFF Cup vẫn diễn ra định kỳ (ngoại trừ mùa giải năm 2021 bị hoãn sang năm 2022 do ảnh hưởng của dịch Covid). 

Sau gần 3 thập kỷ, AFF Cup vẫn là một trong những giải đấu bóng đá lớn nhất diễn ra tại Đông Nam Á, xét cả về mặt chuyên môn và quy mô tổ chức. 

Tên gọi của AFF Cup qua các thời kỳ

Kể từ khi tổ chức lần đầu vào năm 1996 đến nay, giải giao hữu bóng đá AFF Cup từng trải qua nhiều lần đổi tên. Cụ thể:

  • Từ năm 1996 đến năm 2004: Sử dụng tên gọi Tiger Cup
  • Từ năm 2004 đến năm 2007: Sử dụng tên gọi AFF Championships 
  • Từ năm 2008 đến năm 2020: Sử dụng tên gọi AFF Suzuki Cup 
  • Từ năm 2022 đến nay: Sử dụng tên gọi AFF Mitsubishi Electric Cup
Ảnh 2: AFF Cup từng nhiều lần thay đổi tên gọi
AFF Cup từng nhiều lần thay đổi tên gọi

Nói chung, tên gọi của AFF Cup theo từng thời kỳ thay đổi theo nhà tài trợ. Ngoại trừ năm 2007 không có nhà tài trợ chính thức thì hầu như những năm còn lại, AFF Cup đều gắn với một thương hiệu riêng. 

Danh sách các quốc gia thành viên tham dự AFF Cup

Giải AFF Cup là nơi quy tụ của 10 đội tuyển quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á. Cụ thể, bạn hãy theo dõi danh sách tổng hợp trong bảng sau. 

STT Danh sách đội tuyển tham dự AFF Cup
1 Đội tuyển quốc gia Brunei
2 Đội tuyển quốc gia Campuchia
3 Đội tuyển quốc gia Indonesia
4 Đội tuyển quốc gia Lào
5 Đội tuyển quốc gia Malaysia
6 Đội tuyển quốc gia Philippines
7 Đội tuyển quốc gia Singapore
8 Đội tuyển quốc gia Thái Lan
9 Đội tuyển quốc gia Đông Timor
10 Đội tuyển quốc gia Việt Nam

Danh sách 10 đội tuyển quốc gia tham gia giải AFF Cup

AFF Cup tổ chức mấy năm 1 lần?

Theo thông lệ, giải đấu bóng đá Đông Nam Á AFF Cup đều đặn tổ chức 2 năm 1 lần. Tuy nhiên, duy chỉ có năm 2007 và năm 2008 là giải đấu này diễn ra mỗi năm 1 lần, trong 2 năm liên tiếp. 

Như vậy, tính từ năm 1996 đến năm 2023 đã có 14 mùa giải AFF Cup được tổ chức. Mùa giải tiếp theo sẽ diễn ra vào năm 2024.

Thể thức thi đấu AFF Cup

AFF Cup cũng chia thành vòng bảng và vòng knock-out như nhiều giải đấu khác. Muốn hiểu chính xác AFF Cup là gì, bạn cần nắm rõ thể thức thi đấu chi tiết. 

Vòng bảng

Tại vòng bảng, 10 đội tham gia giải đấu lần lượt được xếp vào 2 bảng, gồm bảng A và bảng B. Đội đứng nhất và nhì của từng bảng đấu sẽ giành quyền vào vòng bán kết. Cách thức tính điểm cụ thể như sau:

  • Đội thắng giành 3 điểm
  • Trường hợp 2 đội hòa nhau, mỗi điểm giành 1 điểm 
  • Bên cạnh kết quả thắng thua thì người ta còn xét đến hiệu số bàn thắng, số lần đá luân lưu và điểm Fair-Play để tìm ra đội vào vòng trong. 
  • Trường hợp cả chỉ số phụ và điểm số của 2 đội đang giành suất đi tiếp bằng nhau, cả 2 đội cần phải tiếp tục bốc thăm. 
Ảnh 3: Đội tuyển Việt Nam được xếp ở bảng B trong kỳ AFF Cup 2022
Đội tuyển Việt Nam được xếp ở bảng B trong kỳ AFF Cup 2022

Ngay sau khi biết kết quả vòng bảng, 4 đội sẽ biết đối thủ của mình tại vòng bán kết. Theo đó, đội nhất bảng A đối đầu đội nhì bảng B, đội nhì bảng A đối đầu đội nhất bảng B. 

Vòng knock-out

Vòng knock-out tại AFF Cup tính từ vòng bán kết trở đi. Mỗi cặp đấu giữa 2 đội và nhìn mỗi bảng luôn diễn ra theo 2 lượt, gồm lượt đi và lượt về. Từng đội lần lượt làm chủ nhà và làm khách trên sân của nhau. 

Hai đội giành chiến thắng ở 2 cặp đấu tại vòng bán kết tiếp tục thi đấu tại chung kết. Trận thi đấu chung kết vẫn diễn ra theo 2 lượt, gồm lượt đi và lượt về. 

Lưu ý, kết quả thắng thua từ vòng bán kết trở đi thường dựa vào luật bàn thắng sân khách. Cụ thể trong trường hợp 2 đội hòa nhau, đội giành chiến thắng chung cuộc là đội ghi được nhiều bàn thắng trên sân khách hơn. 

Top những nhà vô địch AFF Cup

Thái Lan, Singapore, Việt Nam và Malaysia lần lượt là 4 đội từng giành nhiều chức vô địch AFF Cup nhất. 

Thái Lan

Sau 14 lần tổ chức, Thái Lan vẫn là đội tuyển giữ kỷ lục giành nhiều chức vô địch trong các lần tham gia AFF Cup nhất. Cụ thể, Thái Lan từng 7 lần vô địch AFF Cup. 

Ảnh 4: Đội tuyển Thái Lan từng 7 lần lên ngôi vương AFF Cup 
Đội tuyển Thái Lan từng 7 lần lên ngôi vương AFF Cup

Trong lần tổ chức gần nhất, đội tuyển xứ Chùa Vàng vượt qua đội tuyển Việt Nam với tỉ số chung cuộc 3 – 2 để lên ngôi vương lần thứ 7.

Singapore

Singapore là quốc gia đầu tiên đăng cai AFF Cup vào năm 1996. Cho đến thời điểm hiện tại, đội tuyển Singapore từng 4 lần giành chức vô địch AFF Cup. Lần đầu tiên Singapore lên ngôi vương là vào năm 1998. 

Ảnh 5: Đội tuyển Singapore đã dành tất cả 4 chức vô địch AFF Cup 
Đội tuyển Singapore đã dành tất cả 4 chức vô địch AFF Cup

Việt Nam

Trong 14 lần tham dự AFF Cup, đội tuyển Việt Nam từng 4 lần vào chơi chung kết, lên ngôi vô địch 2 lần. Theo đó, lần đầu tiên đội tuyển Việt Nam vô địch giải đấu này là vào năm 2008 (đánh bại Thái Lan với tỉ số 3-2). 

Ảnh 6: Lần gần nhất đội tuyển Việt Nam lên ngôi vương AFF Cup là vào năm 2018
Lần gần nhất đội tuyển Việt Nam lên ngôi vương AFF Cup là vào năm 2018

Lần gần nhất đội tuyển Việt Nam lên ngôi vương AFF Cup là vào năm 2018. Trong trận đấu này, đội tuyển nước ta đánh bại đội tuyển Malaysia với tỷ số 3-2.

Malaysia

Cùng với Việt Nam, đội tuyển bóng đá Malaysia cũng từng 2 lần vô địch AFF Cup. Hai lần vô địch của đội tuyển nước này lần lượt vào năm 2010 và 2014.

Ảnh 7: Đội tuyển Malaysia từng 2 lần đứng lên bục cao nhất của AFF Cup 
Đội tuyển Malaysia từng 2 lần đứng lên bục cao nhất của AFF Cup

Top 4 cầu thủ nghi nhiều bàn thắng nhất tại AFF Cup

Cho đến hiện tại, AFF Cup đã ghi nhận 4 cầu thủ ghi nhiều bàn thắng nhất. Trong số này, có cầu thủ ghi đến 25 bàn thắng, bỏ cách khá xa các cầu thủ còn lại. 

Teerasil Dangda

Tiền đạo Teerasil Dangda của đội tuyển Thái Lan hiện là cầu thủ giữ kỷ lục ghi nhiều bàn thắng nhất tại AFF Cup. Trong những lần tham gia giải đấu này, Teerasil ghi tổng cộng 25 bàn thắng. 

Ảnh 8: Teerasil Dangda - cầu thủ giữ kỷ lục ghi nhiều bàn thắng nhất AFF Cup
Teerasil Dangda – cầu thủ giữ kỷ lục ghi nhiều bàn thắng nhất AFF Cup

Kể từ khi tham gia cùng đội tuyển Thái Lan thi đấu tại AFF Cup vào năm 2008, Teerasil thường xuyên góp mặt trong danh sách cầu thủ xuất sắc nhất giải đấu. Trong lần gần nhất Thái Lan đối đầu Việt Nam trong một trận thi đấu tại khuôn khổ AFF Cup, Teerasil Dangda cũng chính là cái tên tỏa sáng ghi bản đầu tiên của trận đấu. 

Tuy rằng đã bước sang tuổi 35 nhưng tiền đạo Teerasil vẫn đóng vai trò trụ cột chính của đội tuyển Thái Lan trong nhiều giải đấu. 

Noh Alam Shah

Cựu danh thủ Noh Alam Shah đứng thứ 2 trong danh sách những cầu thủ ghi nhiều bàn thắng nhất tại AFF Cup với 17 pha lập công. Tiền đạo này từng giành giải vua phá lưới với 10 bàn thắng, giúp đội tuyển quốc gia Singapore lên ngôi vương vào năm 2007.

Năm 2010, tiền đạo Noh Alam Shah chính thức giã từ đội tuyển quốc gia Singapore sau một mùa AFF Cup không thành công như mong đợi. Cho đến ngày, Shah vẫn là cầu thủ góp công nhiều nhất cho đội tuyển quốc đảo Sư Tử trong các lần tham gia AFF Cup. 

Worrawoot Srimaka

Worrawoot Srimaka là tiền đạo người Thái Lan, từng ghi 15 bàn thắng trong những lần cùng đội tuyển quốc khi gia tham gia AFF Cup. Không chỉ thi đấu chuyên nghiệp tại Thái Lan mà Worrawoot còn từng thi đấu tại Việt Nam cho câu lạc bộ Topenland Bình Định. 

Trong 2 lần thi đấu cho đội tuyển Thái Lan tại AFF Cup, Worrawoot đã cùng đội tuyển vô địch vào năm 2000. Sau khi kết thúc sự nghiệp thi đấu chuyên nghiệp, cựu tiền đạo này vẫn tiếp tục gắn bó cùng trái vòng tròn trên cương vị huấn luyện viên cho một số câu lạc bộ tại Thái.  

Lê Công Vinh

Cùng với Worrawoot Srimaka, tiền đạo Lê Công Vinh của đội tuyển Việt Nam hiện đứng ở vị trí thứ 4 trong danh sách cầu thủ ghi bàn thắng nhất tại AFF Cup, với 15 pha lập công. Đặc biệt, chức vô địch AFF Cup đầu tiên của Việt Nam vào năm 2008 có sự góp công lớn của Lê Công Vinh. 

Ảnh 9: Tiền đạo Lê Công Vinh từng ghi 15 bàn trong các kỳ tham gia AFF Cup 
Tiền đạo Lê Công Vinh từng ghi 15 bàn trong các kỳ tham gia AFF Cup

Trong trận đấu này, tiền đạo Lê Công Vinh chính là người ghi bàn thắng quyết định gần phút thi đấu cuối cùng, giúp đội tuyển quốc gia Việt Nam lần đầu lên ngôi vương AFF Cup. 

Sau nhiều năm chinh chiến cùng đội tuyển quốc gia thì vào năm 2016, Lê Công Vinh chính thức chia tay đội tuyển, giã từ sự nghiệp thi đấu chuyên nghiệp. 

Tầm quan trọng của AFF Cup đối với sự phát triển bóng đá Đông Nam Á

Không chỉ đơn thuần như một giải đấu giao hữu mà AFF Cup còn như một sân chơi thúc đẩy cho sự phát triển bóng đá Đông Nam Á nói chung. Bởi cho đến nay, đây vẫn là giải đấu chuyên nghiệp nhất, quy tụ 10 đội tuyển quốc gia thuộc Hiệp hội ASIAN. 

Khi tham gia AFF Cup, mỗi đội tuyển sẽ có cơ hội cọ xát, thi đấu trong môi trường chuyên nghiệp. Những đội giành quyền vào vòng trong, lên ngôi vô địch hoặc về nhì đều có thể cải thiện thứ hạng trên bảng xếp hạng FIFA

Kết luận

Chắc hẳn từ những chia sẻ trên đây của Keongoaihanganh, bạn có thể biết chính xác AFF Cup là gì. Kể từ khi tổ chức lần đầu vào năm 1996, AFF Cup trải qua 14 mùa giải, tìm ra các nhà vô địch xứng đáng nhất. Đội tuyển Việt Nam từng 2 lần lên ngôi vương tại giải đấu danh giá nhất Đông Nam Á này.