Kiếm đạo Nhật Bản – Nghệ thuật văn hóa truyền thống lâu đời

Nhắc đến một trong những nét văn hóa truyền thống đặc sắc, lâu đời của Nhật Bản, chắc chắn không thể không đề cập tới bộ môn kiếm đạo. Đây là một bộ môn rất được yêu thích và lan truyền phổ biến trên thế giới. Hãy cùng Kèo Ngoại hạng Anh tìm hiểu lịch sử, nghi thức cùng các quy tắc trong bộ môn này trong bài viết bên dưới. 

Kiếm đạo là gì?

“Đất nước mặt trời mọc” không chỉ nổi tiếng với những địa điểm du lịch, phong cảnh tuyệt đẹp mà còn gây chú ý với nghệ thuật văn hóa truyền thống đặc sắc, và bộ môn kiếm đạo chính là một trong số đó. 

Kiếm đạo còn được gọi với cái tên là Kendo, đây là một trong những môn võ đạo của Nhật Bản. Tính chất của môn võ là thể hiện cả sức mạnh tinh thần và thể chất của người tập luyện. 

Kiếm đạo là gì? 
Kiếm đạo là gì?

Mang theo ý nghĩa “đạo dùng kiếm”, trước đây bộ môn này chỉ được các samurai, chiến binh sử dụng, tuy nhiên cho tới thời điểm hiện tại, bộ môn này dần được hiện đại hóa và trở thành một môn võ phổ biến cho cả người trẻ lẫn người trưởng thành. Có rất nhiều người lựa chọn Kendo là điểm dừng để rèn luyện cả về thể chất lẫn tinh thần. 

Người chuyên luyện tập kiếm đạo được gọi là Kendoka. Trong bộ môn này, họ được tập trung vào sự liên kết giữa tinh thần, năng lực lẫn thể chất để có thể tạo nên một mô hình giao tiếp chung. Thông qua việc luyện tập võ đạo, sự gắn kết giữa con người được nâng cao, đồng thời tăng cường khả năng hòa nhập xã hội của mỗi cá thể. 

Lịch sử hình thành môn kiếm đạo

Kendo có nguồn gốc từ Nihonto, hay còn được gọi là kiếm Nhật. Bộ môn này xuất hiện từ thời kỳ Heian (794 – 1185). Môn võ sử dụng lưỡi kiếm cong đặc trưng cùng đường kiếm được thiết kế khá độc đáo, đặc điểm này tạo nên nghệ thuật Kendo chuyên biệt được đông đảo các võ sĩ Samurai sử dụng trong các cuộc chinh chiến trường kỳ hoặc đấu võ trên lưng ngựa. 

Trong thời kỳ Edo (1603 – 1867), ý nghĩa của bộ môn này chuyển từ vũ lực sang việc chú trọng tu dưỡng nhân cách con người, tập trung vào các giá trị, lối sống kỷ luật. Đặc biệt hơn, kiếm thuật trong thời điểm này mang hàm nghĩa katsunin-ken (thanh kiếm mang tới sự sống).

Lịch sử hình thành kiếm đạo Kendo
Lịch sử hình thành kiếm đạo Kendo

Kendo đã có một khoảng thời gian bị cấm khi tầng lớp Samurai bị bãi bỏ trong công cuộc Minh Trị Duy Tân vào năm 1868. Tuy nhiên sau đó đã được khôi phục và phát triển rộng rãi hơn. Từ năm 1912, Nihon Kendo Kata đã được thành lập nhằm thống nhất trong công cuộc giảng dạy kiếm thuật. Chính vì vậy, võ thuật cùng kiếm thuật được đổi tên thành Budo (Võ đạo) và Kendo (Kiếm đạo) nhằm thay thế các giá trị vũ lực để tập trung hơn vào các yếu tố tinh thần. 

Thời kỳ Nhật Bản bị chiếm đóng, bộ môn này lại một lần nữa bị cấm trong khoảng thời gian ngắn vì đây được xem là bộ môn thực hành quân sự. Sau khi đất nước độc lập, kiếm thuật được khôi phục. Ngay vào năm 1952 sau đó, Liên Đoàn Kiếm Đạo Nhật Bản được thành lập. Và cho tới năm 1970, Liên đoàn Kiếm đạo Quốc tế cũng được thành lập và Giải vô địch bộ môn này được tổ chức lần đầu tiên tại Tokyo cùng thời gian. Cuộc thi đã được tổ chức 3 năm 1 lần trên các địa điểm thế giới với khoảng hơn 50 quốc gia tham dự. 

Dụng cụ sử dụng trong môn Kendo

Để luyện tập Kendo, người tập cần chuẩn bị các dụng cụ, trang phục đã đươc quy định sẵn, bao gồm áo giáp bảo vệ và kiếm tre

Kiếm tre

Kiếm tre Shinai là dụng cụ chính được sử dụng trong kiếm thuật
Kiếm tre Shinai là dụng cụ chính được sử dụng trong kiếm thuật

Kiếm tre (Shinai) được chedes tác bằng thanh tre và da thuộc ghép lại. Các bộ phận của kiếm tre bao gồm chuôi kiếm (Tsuka) và kiếm cách (Tsuba) ghép lại trên bốn thanh tr, cố định bằng các phụ kiện bằng da, buộc lại bằng một sợi dây (Nakayui). Sợi dây buộc tại vị trí ⅔ thân kiếm, phần đầu được cố định bằng chiếc nắp cao su (Saki-gawa).

Kích thước của Shinai được quy định trong Luật thi đấu của Liên đoàn Kiếm đạo Quốc tế. Tuy nhiên cũng có sự khác biệt tùy thuộc vào độ tuổi, chiều cao, cân nặng của người huấn luyện. Trong bộ môn này, người luyện kiếm thường chỉ sử dụng duy nhất một thanh kiếm, tuy nhiên những người khác lại chọn sử dụng luyện tập bằng hai thanh kiếm. 

Áo giáp bảo vệ

Áo giáp bảo vệ còn được gọi với tên khác là Kendo-bogu. Đây là một loại trang phục đặc biệt trong Kendo giúp bảo vệ các phần của cơ thể người tập. Tuy kiếm tre được thiết kế để giảm thiểu chấn thương nhưng việc mặc áo giáp bảo vệ khi tập luyện là yêu cầu bắt buộc đối với mỗi đấu sĩ. 

Đấu sĩ sử dụng áo giáp bảo vệ khi thi đấu và luyện tập
Đấu sĩ sử dụng áo giáp bảo vệ khi thi đấu và luyện tập

Đầu của võ sĩ được bảo vệ bằng mù bảo hộ được thiết kế từ tấm lưới kim loại, hỗ trợ quan sát xung quanh. Thêm vào đó, phần mũ còn có thêm mảnh da xòe rộng nhằm bảo vệ cổ họng, miếng đệm chêm bảo vệ vai cùng hai bên cổ. 

Bàn tay, cẳng tay cùng cổ tay được thiết kế đeo một loại găng tay dài, dày và có đệm. Phần thân được bảo vệ bằng chiếc áo giáp (Do). Phần eo và phía trước háng được bao bọc bằng vảy tare. Trang phục mặc bên trong của áo giáp là áo kendogi và quần ống rộng hakama. 

Nguyên tắc trong bộ môn Kendo

Do được phát triển từ một môn võ nên Kendo sở hữu hình thức kỷ luật cao. Trong đó bao gồm các nguyên tắc mà những ai luyện tập cũng phải tuân theo cụ thể như sau:

Nguyên tắc bắt buộc phải làm

Khi tập luyện Kendo cần phải tuân theo những nguyên tắc như sau:

  • Cởi giày trước khi bước vào võ đường (Dojo)
  • Cúi chào khi ra và vào võ đường
  • Cúi chào giáo viên (sensei) và các vị sư huynh, sư tỷ đã có trách nhiệm hướng dẫn tập luyện 
  • Luôn bảo dưỡng kiếm tre
  • Chỉnh tề trang phục thẳng nếp sạch sẽ khi tập luyện
  • Cúi thấp người cảm ơn sau khi Sensei và các Senpai hướng dẫn, góp ý
  • Mạnh dạn đặt câu hỏi thắc mắc khi không hiểu
  • Luôn làm theo hiệu lệnh
Một số nguyên tắc trong bộ môn
Một số nguyên tắc trong bộ môn

Nguyên tắc không được phép làm

Bên cạnh những quy tắc buộc phải tuân theo, người luyện tập Kendo cũng cần lưu ý không được phép làm những hoạt động như sau:

  • Không bao giờ được bước qua kiếm tre, dụng cụ tập luyện của mình cũng như của các đấu sĩ khác
  • Không để Sensei lau dọn phòng tập
  • Khi kiếm tre bị hỏng không được chắp vá lại bằng băng dính, keo
  • Không ném, thả kiếm tre bừa bãi
  • Không được phép xúc phạm người khác

Tinh thần trong bộ môn kiếm đạo

Do có cốt cách hình thành từ bộ môn võ thuật nên Kendo trở thành một bộ môn sở hữu hình thức kỷ luật và cách thức đào tạo nhân cách nghiêm ngặt. Liên đoàn Kiếm đạo Toàn Nhật Bản được tập trung vào công cuộc trau dồi tinh thần mạnh mẽ, lòng chân thành, danh dự cùng sự cải thiện bản thân. Nhờ vào những yếu tố này, con người sẽ ngày càng nâng cao ý thức cống hiến cho xã hội, yêu mến cộng đồng. Bên cạnh đó cũng thúc đẩy nền hòa bình thế giới phát triển rộng rãi hơn. 

Việc sử dụng kiếm tre Shinai là một cách để thể hiện mục tiêu “Tâm khí lực hợp nhất”. Lễ nghi được biết đến là một phần vô cùng quan trọng trong Kendo, phản ánh sự quan trọng của phép tắc xã giao. Môn võ thể hiện sự tôn trọng đối thủ mọi lúc, kể cả ngoài đời. Theo đó, “Giao kiếm tri ái” là lý tưởng đạt được sự hiểu biết lẫn nhau về mặt tiến bộ của nhân loại thông qua bộ môn này.

Luật lệ thi đấu trong môn kiếm đạo

Đối với những người mới tìm hiểu môn võ này, luật lệ thi đấu cũng như các nghi thức là lĩnh vực kiến thức được mọi người quan tâm đông đảo. Đối với các khía cạnh trong luật thi đấu của môn võ được thể hiện cụ thể hơn dưới đây:

Nghi thức bắt đầu một trận đấu

Nghi thức bắt đầu một trận đấu là vô cùng quan trọng mà võ sĩ nào cũng cần phải học thuộc lòng. Theo đó, tất cả mọi trận đấu Kendo đều bắt đầu bằng sự kính cẩn cúi mình về phía trước trọng tài, sau đó là đối thủ thi đấu. 

Quy tắc đòn tấn công

Để có thể tấn công và giành được quyền ghi điểm, phần đầu kiếm (hay còn gọi là datotsu-bu cần được chạm vào phần quy định trên áo giáp của đối thủ. Phần đầu kiếm chỉ chiếm ⅓ thanh kiếm, được đánh dấu bằng dây buộc. 

Theo đó, quy định phần áo cháp va chạm bao gồm mũ bảo hộ, hai bên cổ tay, phía trước cổ họng và hai bên thân mình đều được bảo hộ bằng các mảnh giáp phù hợp. Khi tấn công, kiếm sĩ cần đóng dấu (Fumikomu), đồng thời hô hào lấy thanh thế (Kiai) mới có thể giành được điểm).

Có rất nhiều kỹ thuật ra đòn khác nhau và được tuân theo kỹ thuật di chuyển nghiêm ngặt, đồng thời sẽ dần tăng tốc ngày một nhanh hơn. Các đòn tấn công được sử dụng phổ biến trong Kendo để ghi điểm đó chính là Harai waza, Nidan wazavà Debana waza. Các đòn phản công có thể kể đến như Nuki waza, Uchiotoshi waza và Kaeshi waza.

Luật cơ bản của bộ môn Kiếm đạo
Luật cơ bản của bộ môn Kiếm đạo

Cách tính điểm

Đối với cách tính điểm trong một trận thi đấu, trọng tài sẽ là người có quyền đưa ra quyết định. Trong mỗi trận đấu Kendo đều sở hữu 3 trọng tài theo sát toàn bộ diễn biến trận đấu. Các trọng tài sử dụng cờ màu để hiển thị số điểm mà họ muốn đưa ra. Thông thường, phải có 2 trong số 3 trọng tài đồng ý thì điểm mới được quyết định. 

Các cuộc thi sẽ áp dụng hệ thống thi đấu giành lấy 3 điểm trong khoảng thời gian quy định. Sẽ có 3 kết quả xảy ra khi trận đấu kết thúc với tỷ số hòa đó là Hikiwake (hòa), Encho (Kéo dài thời gian thi đấu tới khi một bên giành được một điểm) hoặc Hantei (trọng tài tiến hành bỏ phiếu cho người giành chiến thắng)

Cấp bậc và danh hiệu trong kiếm đạo

Kendo cũng giống với các môn võ truyền thống khác của Nhật Bản. Trong đó Kyu (Cấp) và Dan (Bậc) vốn là những cấp bậc được trao thưởng thông qua các kỳ đánh giá hoặc kỳ thi. Để giải thích rõ hơn, mọi người hãy cùng theo dõi chi tiết dưới đây. 

Cấp bậc trong môn võ

Đối với các học sinh đi học Kendo sẽ được bắt đầu từ lớp thấp nhất, hay còn gọi là Kyu thứ 5. Tiếp theo đó được chuyển dần qua lớp 4, 3, 2, 1 tùy theo kỹ thuật cùng cách tiếp cận. Còn đối với Dan lại được phân cấp ngược lại, bắt đầu nhỏ nhật tại số 1 và tiến dần tới hạng 10. 

Các kỹ năng về mặt thể chất thường được đánh giá đến Dan thứ 8 – Đây cũng là mức độ đòi hỏi kỹ năng võ thuật cao nhất. Còn lại các cấp bạc còn lại sẽ tập trung vào phương pháp bồi dưỡng tinh thần. Đối với các môn phái đạt tới Dan thứ 9 và thứ 10 sẽ không còn nhận được sự trao thưởng của Liên đoàn Kiếm đạo toàn Nhật Bản trao tặng. 

Thêm vào đó, một số giới hạn về độ tuổi được đặt ra cho đối tượng được trao. Ví dụ như Dan thứ 1 chỉ được dành cho những người trên 13 tuổi, còn Dan số 8 sẽ được dành cho những người ở độ tuổi trên 46. 

Cấp bậc và danh hiệu của bộ môn
Cấp bậc và danh hiệu của bộ môn

Danh hiệu trong bộ môn

Sau khi quá trình tập luyện Kendo trải qua một thời gian, người luyện cũng có được sự tiến bộ nhất định trải qua các cấp bậc Dan. Họ sẽ mong muốn đạt được một danh hiệu danh giá có liên quan đến võ thuật. 

Danh hiệu đầu tiên là người hướng dẫn (Hay còn được gọi là Renshi). Đây là một danh hiệu đòi hỏi phải sở hữu Dan thứ 6 trở lên, đồng thời có năng lực hướng dẫn tốt. 

Danh hiệu tiếp theo là Giáo Sĩ (Kyoshi), người này cần đạt đủ tiêu chuẩn của Renshi trước khi trở thành Giáo Sĩ, đồng thời phải có trình độ từ Dan thứ 7 trở lên mới dành được danh hiệu. 

Danh hiệu cuối cùng cũng là danh hiệu danh giá nhất gọi tên Phạm Sĩ (Hansi), hay còn được gọi là bậc thầy sư phạm. Đây là người được phân cấp độ hạnh kiểm cao nhất và là danh hiệu danh giá nhất trong Kendo. Để có thể đạt được danh hiệu này, người luyện tập cần phải có nhiều kinh nghiệm trên cả Giáo Sĩ, ngoài ra Dan cần phải đạt ở mức thứ 8 trở lên trong bộ môn Kendo. 

Lợi ích của việc luyện tập kiếm đạo

Như chúng ta đã biết, kiếm đạo là một bộ môn giúp người học có thể rèn luyện tinh thần nhân đạo, đồng thời huấn luyện nhân cách của con người trong suốt quá trình luyện tập. Cụ thể hơn, Kendo đem đến những lợi ích về mặt thể chất cũng như tinh thần cụ thể như sau:

Lợi ích về thể chất

Đối với lợi ích về mặt thể chất, tập Kendo giúp mọi người có thể vận động toàn bộ cơ thể một cách hiệu quả. Các buổi tập luyện với cường độ cao sẽ giúp các anh em tăng cường sức mạnh cơ bắp một cách hiệu quả. Ngoài ra, môn kiếm thuật cũng giúp mọi người có thể cải thiện sức bền. 

Nhờ mục tiêu giải phóng cơ thể trong Kendo, người tập luyện sẽ cảm thấy sức khỏe được gia tăng, hệ thống tim mạch, hô hấp được cải thiện, điều này đồng nghĩa với việc tuổi thọ được kéo dài và ngăn ngừa nguy cơ các nguy cơ bệnh tật hiểm nghèo khi về già. 

Lợi ích khi luyện tập bộ môn thường xuyên
Lợi ích khi luyện tập bộ môn thường xuyên

Lợi ích về tinh thần

Kendo là một môn võ có tới 10 đẳng. Tuy nhiên lại không có sự phân biệt màu đai giống các môn như Aikido hay Taekwondo. Các Kendoka thường sẽ thi đấu vô cùng ngẫu nhiên, được đeo mũ có lưỡi sắt nên sẽ khó nhìn rõ mặt. Chính vì vậy, bộ môn này luyện tập cho chúng ta khả năng tập trung để có thể nhận ra phương thức ra đòn của đối phương. 

Việc luyện tập Kendo hàng ngày cũng mang tới những lợi ích về đặc biệt cho sức khỏe tinh thần như giúp chúng  ta khai thông suy nghĩ. Thông thường, trong các võ đường thường có không khí khá ồn ào. Tiếng thét Kiai được ghép bởi hai chữ Kanji nghĩa là Hợp tác và Khí huyết. Chính tiếng thét này giúp các Kendoka có thể giải phóng cơ thể, lưu thông khí thuyết và tạo nên sự sảng khoái trong suốt quá trình luyện tập. 

Tổng kết

Trên đây là toàn bộ thông tin về bộ môn Kiếm đạo Nhật Bản. Hy vọng qua bài viết của Tỷ lệ cá cược Ngoại hạng Anh, các bạn đã có thêm những kiến thức trong quá trình tìm hiểu bộ môn kiếm thuật này.