Tất tần tật thông tin về luật bóng rổ 3×3 trong thi đấu chuyên nghiệp

Luật bóng rổ 3×3 là một trong những yếu tố quan trọng mà người chơi cần tìm hiểu để tránh mắc những lỗi cơ bản khi luyện tập, thi đấu bóng rổ. Trong bài viết dưới đây, Keongoaihanganh sẽ mang đến cho quý bạn đọc những thông tin chi tiết nhất về luật bóng rổ 3×3. Hãy cùng theo dõi nhé. 

Bóng rổ 3×3 là gì?

Bóng rổ 3×3 có lẽ vẫn là khái niệm khá mới đối với nhiều người. Nhìn chung, đây là hình thức thi đấu đối kháng giữa 2 đội chơi, thường chỉ thi đấu với 3 cầu thủ và 1 cột rổ. Do đó, bóng rổ 3×3 còn được gọi với cái tên khác là bóng rổ nửa sân. 

Với bóng rổ 3×3, chỉ cần mỗi đội đủ 3 thành viên là có thể tạo nên một trận đấu vô cùng sôi động và hấp dẫn. Nội dung thi đấu này cũng không cần phải trang bị một nhà thi đấu với khuôn viên lớn, mà chỉ cần tìm được nơi nào thoáng mát với không gian vừa phải đủ để đặt một cột ném rổ.

Luật bóng rổ 3×3 là một trong những quy định ban hành của FIBA về hình thức chơi bóng rổ 3 người. Với các quy tắc đưa ra nhằm mục đích mang lại tính công bằng cũng như cách chơi bóng chuẩn nhất, được áp dụng cho mọi trận đấu cũng như giải đấu 3×3 trên toàn thế giới.

Bóng rổ 3x3
Bóng rổ 3×3

Lịch sử hình thành và phát triển của bóng rổ 3×3

Cách đây khoảng gần 2 thập kỷ tức năm 2007, Thế Vận hội Thanh niên Mùa hè 2010 tại Singapore, FIBA (Liên đoàn Bóng rổ Quốc tế) đã chính thức giới thiệu môn bóng rổ 3×3 đến thế giới. Đây là lần đầu tiên mà bóng rổ nửa sân được biết đến và được mọi người đón nhận nhiệt tình. Sau đó đến năm 2012, FIBA bắt đầu tổ chức giải vô địch thế giới bóng rổ 3×3 cho các đội tuyển Quốc gia.

Song, nếu bóng rổ truyền thống 5×5 được Olympic đưa vào thi đấu từ năm 1992 tại Barcelona thì vào năm 2017, Ủy ban Olympic Quốc tế mới thông báo rằng Thế Vận hội Mùa hè 2020 sẽ có nội dung thi đấu bóng rổ 3×3. 

Đây là một tin mừng cho những người yêu bóng rổ nói chung và bóng rổ 3×3 nói riêng. Bởi lần lần đầu xuất hiện tại Olympic cũng chính là sự công nhận tuyệt vời nhất đối với bóng rổ 3×3, chứng tỏ sức hút không phải dạng vừa của bộ môn này. Từ đây, bóng rổ 3×3 cũng sẽ được phát triển một cách chuyên nghiệp hơn chứ không còn chỉ chơi ở trường học hay đường phố.

Luật bóng rổ 3×3 chuẩn FIBA cho người mới

Dù khác nhau một vài điểm nhưng nhìn tổng thể, luật chơi của bóng rổ 3×3 đều từ luật bóng rổ 5×5 mà ra. Nhưng vào tháng 8 năm 2019, FIBA đã công bố phiên bản mới của bộ quy tắc riêng biệt đối với bóng rổ 3×3, được áp dụng cho mọi giải đấu, trận đấu bóng rổ 3×3 trên toàn thế giới. Mục đích của việc này nhằm mang đến sự công bằng và chuyên nghiệp nhất cho bộ môn thể thao này. Sau đây là một số luật chơi bóng rổ nửa sân, mời các bạn tham khảo.

Luật bóng rổ 3x3 theo FIBA chính xác nhất
Luật bóng rổ 3×3 theo FIBA chính xác nhất

Sân và quả bóng rổ thi đấu

Trận thi đấu sẽ được tổ chức trên sân bóng rổ 3×3 với 1 cột rổ. Diện tích của sân bóng rổ 3×3 tiêu chuẩn là 15m x 11m (dài x rộng). Sân thi đấu cần có kích thước theo đúng tiêu chuẩn, bao gồm đường ném phạt (5,8m), đường 2 điểm (6,75m) và khu vực “nửa vòng tròn không phạt lỗi tấn công” phía dưới rổ. Có thể sử dụng nửa sân bóng rổ tiêu chuẩn (sân bóng rổ 5×5).

Bóng rổ 3×3 tiêu chuẩn sẽ được sử dụng để thi đấu ở mọi phân khúc khác nhau.

Số lượng cầu thủ thi đấu bóng rổ 3×3

Theo luật bóng rổ 3×3 FIBA, mỗi 1 đội bóng có tối đa 4 vận động viên có quyền thi đấu chính thức. Trong đó 3 vận động trên sân và 1 vận động viên dự bị. Không cho phép huấn luyện viên có mặt trên sân thi đấu để chỉ đạo bất kỳ chỗ nào.

Trọng tài điều khiển trận đấu

Tổ trọng tài điều khiển trận đấu gồm 2 trọng tài chính và 3 nhân viên bàn thư ký điều khiển thời gian/ ghi biên bản thi đấu.

Bắt đầu trận đấu 3×3

  • Trước khi trận đấu bắt đầu, cả 2 đội cùng đồng thời tiến hành khởi động.
  • Việc lựa chọn đội kiểm soát bóng đầu tiên được thực hiện bằng cách tung đồng xu. Đội thắng từ việc tung đồng xu sẽ được lựa chọn quyền kiểm soát bóng khi bắt đầu trận đấu hoặc khi bắt đầu hiệp phụ nếu có.
  • Trận đấu chi được bắt đầu khi các đội có đủ 03 vận động viên trên sân. 

Cách tính điểm trong luật bóng rổ 3×3

  • Những quả ném rổ thành công trong khu vực đường vòng cung (khu vực 1 điểm) được tính 1 điểm.
  • Những quả ném rổ thành công ngoài khu vực đường vòng cung (khu vực 2 điểm) được tính 2 điểm.
  • Những quả ném phạt thành công được tính 1 điểm.
  • Đội ghi được 21 điểm trước trong thời gian thi đấu chính thức vẫn còn sẽ là đội chiến thắng trận đấu.

Thời gian thi đấu bóng rổ nửa sân

  • Thời gian thi đấu chính thức của một trận đấu là 10 phút. Đồng hồ thi đấu sẽ dừng lại trong các tình huống bóng chết và ném phạt. Sau khi đội tấn công và phòng thủ hoàn thành 1 lần giao bóng, đồng hồ thi đấu sẽ tiếp tục chạy trở lại ngay khi đội tấn công nhận bóng.
  • Tuy nhiên, trước khi thời gian thi đấu kết thúc, đội ghi được 21 điểm hoặc hơn 21 điểm trước sẽ trở thành đội thắng cuộc. Điều này chỉ áp dụng trong thời gian thi đấu chính thức (không áp dụng với hiệp phụ).
  • Nếu tỷ số là hòa sau khi kết thúc thời gian thi đấu chính thức, sẽ tiến hành thi đấu hiệp phụ. Thời gian nghỉ trước khi hiệp phụ bắt đầu là 1 phút. Đội ghi được 2 điểm trước trong hiệp phụ sẽ là đội thắng cuộc.
  • Nếu đến thời điểm bắt đầu trận đấu theo lịch thi đấu, đội bóng không có đủ 3 cầu thủ trên sân sẵn sàng thi đấu, đội đó sẽ bị xử thua do truất quyền thi đấu. Nếu bị xử thua do truất quyền thi đấu, điểm số của trận đấu sẽ được ghi W0 hoặc 0-W (W là đội thắng).
  • Nếu đội nào rời khỏi sân đấu trước khi trận đấu kết thúc, hoặc tất cả các vận động viên của đội đó bị chấn thương và/hoặc bị truất quyền thi đấu, đội đó sẽ bị xử thua vì bỏ cuộc do thiếu người. Trong trường hợp có đội bị xử thua vì bỏ cuộc do bị xử thua cuộc, đội thắng được quyền lựa chọn bảo lưu số điểm của đội ghi được hoặc giành điểm từ trận thắng do truất quyền thi đấu, trong bất kỳ trường hợp nào, đội bị xử thua cuộc sẽ có số điểm là 0.
  • Đội bị xử thua vì thua cuộc do thiếu người hoặc bị truất quyền thi đấu vì lý do không chính đáng sẽ bị loại khỏi giải đấu.
  • Lưu ý: Trong trường hợp không có đồng hồ thi đấu, ban tổ chức sẽ quyết định thời gian thi đấu và điểm số quy định để thắng cuộc. FIBA kiến nghị thống nhất giới hạn thời gian thi đấu với số điểm ghi được như sau: 10 phút/ 10 điểm, 15 phút/ 15 điểm, 20 phút/ 21 điểm.

Lỗi, ném phạt theo luật chơi bóng rổ 3×3

  • Một đội sẽ bị xử phạt ném phạt sau khi phạm quá 6 lỗi. Vận động viên sẽ không bị đuổi ra khỏi sân vì số lỗi cá nhân nếu vẫn đảm bảo tuân thủ các quy định ở điều 16.
  • Nếu tình huống ném rổ không thành công; Lỗi với vận động viên có động tác ném rổ trong khu vực đường vòng cung sẽ bị ném phạt 1 quả; Lỗi với vận động viên có động tác ném rổ ở ngoài khu vực đường vòng cung sẽ bị ném phạt 2 quả.
  • Lỗi với cầu thủ có động tác ném rổ thành công, tính điểm và đối phương được ném thêm 1 quả phạt.
  • Các lỗi phản tinh thần thể thao và lỗi truất quyền thi đấu sẽ bị tính 2 lỗi vào số lỗi đồng đội. Lỗi phản tinh thần thể thao đầu tiên của một cầu thủ sẽ xử phạt 2 trái ném phạt, nhưng không mất quyền kiểm soát bóng. Tất cả các lỗi truất quyền thi đấu (bao gồm lỗi phản tinh thần thể thao thứ hai của một vận động viên) sẽ xử phạt 2 trái ném phạt và quyền kiểm soát bóng cho đối phương.
  • Một đội phạm lỗi đồng đội lần thứ 7, 8 và 9, đội đối phương sẽ được hưởng 2 quả ném phạt. Từ lỗi thứ 10 trở đi, đội đối phương sẽ được hưởng 2 quả ném phạt và được quyền kiểm soát bóng. Tất cả các lỗi kỹ thuật đều bị xử phạt 1 quả ném phạt. Sau tình huống ném phạt, trận đấu sẽ tiếp tục như sau:
  • Nếu lỗi kỹ thuật tính cho vận động viên phòng thủ, đồng hồ thi đấu sẽ được điều chỉnh về 12 giây cho đội đối phương.
  • Nếu lỗi kỹ thuật của đội tấn công, đồng hồ thi đấu sẽ tiếp tục từ thời điểm dừng lại trước đó cho đội tấn công.

Lưu ý: Không cho ném phạt đối với lỗi tấn công.

Lỗi tấn công trong thi đấu bóng rổ 3x3 sẽ bị phạt
Lỗi tấn công trong thi đấu bóng rổ 3×3 sẽ bị phạt

Cách chơi bóng rổ 3×3

Tất cả các cầu thủ đều phải chơi bóng bằng tay và không được sử dụng chân hoặc các bộ phận khác trên cơ thể.

Sau pha bóng vào rổ hoặc pha ném phạt cuối vào rổ (ngoại trừ các trường hợp tiếp tục được kiểm soát bóng):

  • Thành viên của đội không ghi điểm sẽ tiếp tục trận đấu bằng cách dẫn hoặc chuyền trực tiếp bóng từ trong sân, phía dưới rổ (không phải sau đường biên cuối sân) đến bất kỳ vị trí nào trong sân ngoài đường vòng cung 2 điểm.
  • Khi đó, đội phòng thủ không được cản phá bóng trong khu vực nửa vòng tròn không va chạm ở dưới rổ.

Tiếp theo pha ném rổ hoặc quả phạt cuối bóng không vào rổ (ngoại trừ các trường hợp tiếp tục được kiểm soát bóng):

  • Nếu đội tấn công giành được bóng, có thể tiếp tục tấn công mà không cần phải đưa bóng ra ngoài đường vòng cung.
  • Nếu đội phòng thủ giành được bóng sẽ phải đưa bóng ra ngoài đường vòng cung (bằng cách chuyển hoặc dẫn bóng).
  • Nếu đội phòng thủ cướp hoặc cản được bóng, bóng phải được đưa ra ngoài đường vòng cung bằng cách chuyển hoặc dẫn bóng).

Trong các trường hợp bóng chết mà sau đó quyền kiểm soát bóng được trao cho 1 đội, trận đấu sẽ được tiếp tục bằng cách giao bóng (giữa đội phòng thủ và đội tấn công) ở vị trí định và bên ngoài đường vòng cung.

  • Một vận động viên được xem là đứng ngoài khu vực đường vòng cung khi có cả 2 chân đều nằm phía ngoài và không chạm chân vào vạch.
  • Khi xảy ra tình huống nhảy tranh bóng, đội phòng thủ sẽ được quyền kiểm soát bóng.

Trì hoãn trận thi đấu bóng rổ 3×3

  • Việc trì hoãn hoặc chủ động chơi bóng không tích cực (cố tình không ghi điểm) sẽ được coi là phạm luật.
  • Nếu sân được lắp đồng hồ tính thời gian cho đợt tấn công (shot clock), đội tấn công phải thực hiện ném rổ trong vòng 12 giây. Đồng hồ 12 giây sẽ bắt đầu chạy lại ngay sau khi cầu thủ của đội tấn công có bóng (sau tình huống giao bóng giữa đội phòng thủ với đội tấn công hoặc ở dưới bảng rổ sau pha bóng rổ)
  • Nếu sau khi đưa bóng ra ngoài, cầu thủ tấn công dẫn bóng vào trong khu vực vòng cung và quay hướng lưng về phía rõ từ 5 giây trở lên sẽ bị coi là phạm luật.
  • Lưu ý: Nếu sân thi đấu không được trang bị đồng hồ 12 giây, mà có 1 đội thi đấu tiêu cực, không cố gắng ném rõ, trọng tài sẽ đưa ra cảnh cáo và ra ký hiệu đếm ngược thời gian 5 giây cuối cùng.

Quy định về thay người

Việc thay người được chấp nhận với bất kỳ đội nào trong các tình huống bóng chết và trước khi ném phạt hoặc trước khi đội phòng thủ giao bóng cho đội tấn công. Cầu thủ dự bị có thể vào sân thay người sau khi đồng đội của anh ta đã ra khỏi sân và có sự tiếp xúc cơ thể với anh ta. Việc thay người chỉ được thực hiện ở phía sau đường biên ngang đối diện với bảng rổ; và việc thay người không cần báo cho trọng tài hay nhân viên bàn thư ký.

Lời kết

Thông qua bài viết trên, chúng tôi hy vọng những thông tin mà chúng tôi chia sẻ sẽ giúp quý bạn đọc giải đáp được những câu hỏi xoay quanh luật bóng rổ 3×3. Ngoài ra, để cập nhật những thông tin hấp dẫn về bóng đá, mời các bạn truy cập chuyên trang Keongoaihanganh.com nhé.