Môn võ Karate – Nhập môn cơ bản và những thông tin cần thiết

Nhắc tới một trong những môn võ nổi tiếng nhất tại Nhật Bản, chắc chắn không thể không nhắc tới môn võ Karate. Đây là một bộ môn vô cùng phổ biến trên thế giới và đã được đưa vào các giải đấu võ thuật. Hãy cùng Kèo Ngoại hạng Anh tìm hiểu kỹ hơn về bộ môn này trong bài viết bên dưới. 

Xuất xứ môn võ Karate

Môn võ Karate, hay còn được gọi với cái tên khác là Karatedo là một môn võ có xuất xứ từ vùng Okinawa của Nhật Bản. Môn võ này gây ấn tượng với các đòn đánh mang tính chất đặc trưng như cùi chỏ, lên gối, đấm, đá,… Ngoài ra, Karate còn sở hữu các kỹ thuật đấm móc, ra đòn liên hoàn, các đòn khóa, chặn, quật ngã cùng những ngón đòn đánh vào chỗ hiểm. 

Xuất xứ môn võ Karate
Xuất xứ môn võ Karate

Một số nghiên cứu cho thấy rằng môn võ Karate được hình thành dựa trên các phương thức chiến đấu của người Ryukyu, kết hợp cùng các môn võ thuật tại phía Nam Trung Quốc, với mục đích chống lại ách đô hộ của giới cai trị Nhật Bản lên dân bản xứ lúc đó. Tuy nhiên, nghiên cứu không thể xác định được chính xác nguồn gốc của bộ môn này. 

Một số giả thuyết cho rằng Karate được hình thành từ điệu múa của vùng nông thôn Lưu Cầu, cũng có một số giả thuyết khác nhận định rằng Karate được hình thành từ tập đoàn người Hoa tại Phúc Kiến di cư sang Okinawa, và định cư tại thôn Kuninda. Trải qua thời gian, Karatedo được du nhập phổ biến vào nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam.

Lưu phái của môn võ Karate là gì? Karatedo có bao nhiêu lưu phái?

Lưu phái là một thuật ngữ dùng để phân loại các hình thức của một môn võ. Theo đó, môn Karatedo có khá nhiều lưu phái. Giữa từng lưu phái được phân biệt với nhau bởi bài quyền, quy cách thi đấu, phương pháp huấn luyện,… Karatedo thường được chia thành 3 lưu phái cụ thể như sau:

Môn võ Karate truyền thống

Dựa trên quy tắc Sundome, Karate truyền thống thường sẽ sở hữu một số đặc trưng như sau:

  • Tôn trọng triết học, lễ tiết
  • Phương pháp luyện tập xưa cũ
  • ít khi tổ chức các giải đấu
  • Sử dụng chế độ phong đẳng cấp dựa trên các động tác cơ bản đã luyện tập được cùng số lượng bài quyền.

Trong Karate truyền thống lại bao gồm các lưu phái nhỏ hơn như Karate cổ truyền, Karate thể thao hóa, Karate Okinawa,…

Một số lưu phái trong Karatedo
Một số lưu phái trong Karatedo

Môn võ Karate hiện đại

Loại lưu phái này được sinh ra để phục vụ cho các cuộc thi đấu thể thao bao gồm 2 phần: Kata và Kumite. Có 8 bài quyền của hệ phái này được sử dụng để luyện tập bao gồm Goju (Bài Seipai và Saifa), Shotokan (Bài Jion và Kankudai), Shito (Bài Bassaidai và Seienchin), Wado (Bài Sheisan và Chinto). Ngoài 8 bài quyền bắt buộc, các hệ phái còn sở hữu các bài quyền tự chọn như WADO-RYU, GOJU-RYU, SHOTOKAN, SHITO-RYU,…

Full Contact Karate

Đây là một hệ phái của Karatedo áp udngj quy tắc đòn đánh trực tiếp vào đối phương khi đang thi đấu, không bị giới hạn bởi cường độ. Trong khi thi đấu, võ sĩ có thể không sử dụng các dụng cụ bảo vệ như găng tay, áo giáp, mũ… 

Lưu phái này khác biệt so với Karate truyền thống ở chỗ sử dụng quy tắc trên. Tuy nhiên quy tắc đánh trực tiếp vào người không kiểm soát cường độ mới là quy tắc nguyên thủy của bộ môn Karate ở Okinawa. Vì vậy Full Contack Karate phổ biến tịa nước ngoài hơn là trong Nhật Bản. 

Một số hệ phái của Full Contact Karatedo có thể liệt kê như: Kyokushin Karate, ShinKarate, Zendokai, Daido Juku, Karate tổng hợp,…

Các hệ phái nổi tiếng của môn võ Karate

Hệ phái nổi tiếng của Karatedo bao gồm 6 hệ phái được liệt kê cụ thể hơn dưới đây:

Shotokan Karate

Võ sư kiêm nhà ngôn ngữ học Funakoshi Gichin là người đã sáng tạo, phát triển hệ phái Shotokan Karate. Shotokan vốn là một phong cách khá phổ biến bao gồm Kihon, Kat và Kumite. Trong đó, Kihon và Kata chủ yếu là những kỹ thuật giúp người tập luyện có thể giữ thăng bằng và đứng vững tốt để tạo ra các đòn đánh phù hợp khi tấn công. Còn Kumite là kỹ thuật giúp võ sĩ có thể rèn luyện khả năng tấn công nhanh như chớp, khiến đối thủ không kịp trở tay.

Goju-ryu Karate

Phái Goju-ryu Karate được hình thành dựa trên ý tưởng của võ sĩ nổi tiếng Higaonna Kanryo. Hệ phái này gây ấn tượng bởi đặc tính nhu, cương cùng kỹ thuật điều khiển nhịp thở điêu luyện. Chính vì vậy, ngón đòn này sở hữu tính kỹ thuật cao, lực đánh nhanh và mạnh hòa hợp với sự uyển chuyển, nhu mỳ, tạo nên nét nghệ thuật khó cưỡng cho hệ phái. 

Môn võ Karate và các hệ phái nổi tiếng
Môn võ Karate và các hệ phái nổi tiếng

Uechi-ryu Karate

Kanbun Uechi là người đã sáng lập ra hệ phái Uechi-ryu Karate. Khá khác với các trường phái khác, trường phái này là sự kết hợp giữa các bộ môn võ thuật Trung Hoa. Những gì mà ông đã học được trong suốt quãng thời gian sinh sống tại mảnh đất Trung Quốc đã giúp ông tạo nên hệ phái này, với đặc trưng là kỹ thuật né đòn, kỹ thuật đấm với bàn tay mở,…

Wado-ryu Karate

Ông tổ sáng lập ra hệ phái Wado-ryu Karate tên là Hironori Otsuka. Bằng khả năng quan sát cùng óc sáng tạo của mình, ông đã kết hợp phái Thuật Nhu cùng Shindo Yoshin-ryu nhằm tạo ra một hệ phái Karate dành riêng cho bản thân. 

Mục đích của hệ phái này là giúp người võ sĩ có thể đạt được sức mạnh cực đại về lý trí hơn là chỉ chăm chăm vào tấn công. Đặc trưng của hệ phái này bao gồm các ngón đòn tự vệ, giảm thiểu sự tấn công của đối thủ. 

Kyokushin Karate

Kyokushin Karate ra đời và phát triển bởi ông Ōyama Masutatsu. Trong số tất cả các hệ phái còn lại, đây được cho là hệ phái được đông đảo người hâm mộ theo dõi. Hệ phái đã góp phần tạo nên các võ sĩ với lối đánh chắc chắn, mạnh mẽ bậc nhất. Trong hệ phái này, kỹ thuật đặc trưng đó chính là chân tấn công và tay đỡ đòn. Các trận đấu Kyokushin Karate cũng là những trận đấu khắc liệt nhất trong các hệ phái. 

Shito-ryu Karate

Shito-ryu Karate là một hệ phái sáng lập bởi ông  Kenwa Mabuni, vốn là hậu duệ của chiến binh Samurai. Ngay từ khi 13 tuổi, ông đã tham gia võ thuật và sở hữu nhiều niềm đam mê với nó.

Ý tưởng sáng lập hệ phái được dựa trên Higaonna Kanryo – người sáng lập lên hệ phái Goju-ryu). Trong hệ phái này bao gồm các ngón đòn trong các hệ phái khác, tạo nên sự đa dạng trong kỹ thuật chiến đấu, phòng thủ, tạo nên sự da dạng hơn so với các hệ phái khác hiện nay. 

Các đai trong Karate

Hệ thống đai trong Karate và cả bộ môn Judo được hình thành từ năm 1924. Thời điểm ban đầu, Karate chỉ có đai đen và đai trắng. Đai đen là loại đai có màu sắc tượng trưng cho những người đã trải qua quá trình luyện tập lâu dài, còn đai trắng được dành cho những người mới nhập môn Karate. Giữa đai trắng và đai đen sẽ bao gồm từ 1 – 3 đai nữa phụ thuộc vào từng lưu phái. Loại đai thường được sử dụng nhiều nhất là đai xanh lá cây (màu trà Nhật Bản). Tùy lưu phái có thể xuất hiện thêm đai đỏ, đai vàng, đai nâu, đai tìm,…

Hệ thống đai và các đẳng
Hệ thống đai và các đẳng

Trong đai đen được chia làm 10 đẳng, đẳng thấp nhất gọi là nhất đẳng. Những người sở hữu trình độ đạt tới ngũ đẳng huyền đai tới lục đẳng huyền đai được gọi là renshi ngũ đẳng, renshi lục đẳng, thất đẳng huyền đai cho tới bát đẳng huyền đai gọi là tatsushi hoặc koshi, cửu đẳng huyền đai trở lên còn gọi là hanshi. Tuy nhiên không phải lưu phái nào cũng sử dụng các loại đẳng này, thậm chí xuất hiện lưu phái không chia cấp bậc trong môn võ bằng các đẳng. 

Các phương pháp tập luyện môn võ Karate

Đối với các phương pháp luyện tâp môn võ Karate sẽ bao gồm 3 phương pháp chính cụ thể như sau:

Kihon

Kihon được gọi là phần đầu tiên khi tập luyện Karate. Phương pháp này bao gồm các động tác đơn giản được rèn luyện nhằm cải thiện các kỹ năng cơ bản của người mới nhập môn, đồng thời nâng cao chức năng của cơ thể. Phương pháp này gồm các động tác đá chân trước, chân sau, các động tác chắn đòn, các cú đấm nhanh,…

Phương pháp luyện tập môn võ Karate
Phương pháp luyện tập môn võ Karate

Kata

Kata vốn là một bài tập mang tính chất tiêu chuẩn trong môn võ Karate. Phương pháp Kata bao gồm một loạt động tác, thực hiện theo thứ tự và hệ thống nhất định. Đây được coi là một phần khá quan trọng trong môn võ Karate bởi chúng bao gồm khá nhiều các kỹ thuật phức tạp như bài tập chân, tay,… nhằm phát triển phản xạ, sức mạnh, kỹ năng cùng sự nhạy bén cho người luyện võ.

Kumite

Kumite sở hữu nhiều loại khác nhau bao gồm Kumite đơn giản chop tới Kumite đối đầu, Kumite đấu kiếm,… Phương pháp này có thể được rèn luyện với các thiết bị bảo vệ phụ thuộc vào mục đích trận đấu khác nhau. Phương pháp Kumite rèn luyện cho người tập sự tự tin, sự nhạy bén, nâng cao kỹ năng chiến đấu của người tập và cải thiện sức khỏe một cách tốt nhất.

Một số lưu ý khi luyện tập môn võ Karate

Một số lưu ý khi luyện võ
Một số lưu ý khi luyện võ

Khi luyện tập môn võ Karate, người tập cần lưu ý tới một số yếu tố cụ thể như sau:

  • Luôn để sự an toàn của bản thân cùng các đồng đội là ưu tiên hàng đầu khi luyện tập môn võ Karate. Cần phải trang bị đầy đủ các thiết bị bảo vệ để tránh nguy cơ bị chấn thương.
  • Thực hiện luyện tập các động tác một cách cơ bản, sau đó mới dần dần nâng cấp. Việc luyện tập đúng cách sẽ giúp bạn nâng cao kỹ năng một cách bài bản.
  • Tập trung vào cải thiện hơi thở khi luyện tập môn võ Karate. Bởi hơi thở là một trong những yếu tố giúp duy trì sự nhanh nhaỵ, sức mạnh trong môn võ này.
  • Đảm bảo cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể trước và sau khi luyện tập môn võ Karate để đảm bảo có đủ năng lượng cũng như tăng cường sức mạnh khi luyện tập.
  • Luôn khởi động trước khi học Karate là một cách để ngăn ngừa nguy cơ chấn thương, đồng thời tăng cường sự linh hoạt của cơ thể. Bạn có thể luyện tập bằng cách thực hiện những bài tập rèn luyện sức bền như chạy bộ, đạp xe,…

Tổng kết

Bài viết trên đây của Kèo cá cược Ngoại hạng Anh mới nhất đã tổng hợp những kiến thức cơ bản nhất về môn võ Karate. Hy vọng các bạn sẽ có được những kiến thức nhất định liên quan tới môn võ khi tham khảo bài viết này.